Các giải pháp bảo mật trên smartphone
Những công nghệ bảo mật như nhận diện khuôn mặt, cảm biến mống mắt, nhận dạng vân tay, nhận dạng giọng nói…ngày nay được các nhà sản xuất trang bị cho smartphone của mình.
Những công nghệ bảo mật như nhận diện khuôn mặt, cảm biến mống mắt, nhận dạng vân tay, nhận dạng giọng nói…ngày nay được các nhà sản xuất trang bị cho smartphone của mình.
Xem thêm: Tìm hiểu công nghệ nhận dạng Face ID của Apple
Vậy những giải pháp bảo mật đó có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng HnamMobile tìm hiểu nhé!
Công nghệ nhận diện khuôn mặt

Công nghệ bảo mật nhận diện khuôn mặt xuất hiện từ lâu rồi, đầu tiên trên hệ điều hành Android với phiên bản Ice Cream Sandwich hay gọi là Android 4.0.
Đặc điểm của tính năng bảo mật này là sử dụng camera trước của thiết bị để chụp lại ảnh gương mặt của người dùng sau đó nhận diện để mở khóa thiết bị.
Nhược điểm của tính năng bảo mật nhận diện khuôn mặt là phụ thuộc vào ánh sáng phía trước để có thể chụp được ảnh khuôn mặt người dùng. Cũng như chất lượng camera và khoảng cách giữa máy và khuôn mặt của bạn.
Mới đây nhất, công nghệ nhận diện gương mặt được hãng Apple giới thiệu trên iPhone X với tên gọi công nghệ Face ID.
Nhưng theo các chuyên gia từ Androidpit thì đây là cách gọi mới cho một tính năng được cải tiến.
Công nghệ bảo mật bằng quét vân tay
Quét vân tay là một phương pháp bảo mật sinh trắc học được ứng dụng phổ biến trên các smartphone hiện nay.
Tính năng này hoạt động dựa vào chất lượng và vị trí của cảm biến cảu máy. Tùy theo mỗi thiết bị mà chúng cho tốc độ nhận diện vân tay khác nhau.
Về mức độ bảo mật, quét vân tay được đánh giá là an toàn nhất trên smartphone cho đến thời điểm hiện tại.
Bảo mật quét mống mắt
Công nghệ bảo mật quét mống mắt đang được ứng dụng trên smartphone và các lĩnh vực khác như ngân hàng, an ninh…
Về cơ bản, công nghệ này hoạt động tương tự như đầu đọc dấu vân tay, yêu cầu người dùng phải có mật khẩu đăng ký thứ hai trong trường hợp không thể mở khóa điện thoại của mình.
Công nghệ bảo mật quét vân tay và mống mắt không thể được kích hoạt cùng lúc trên Galaxy S8 và Galaxy Note 8.
Với công nghệ quét mống mắt nó sẽ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng và vị trí mắt của người dùng, tương tự như với nhận diện gương mặt.
Điểm yếu công nghệ bảo mật này là sẽ gặp khó khăn khi nhận dạng với những đối tượng là người già, người có vấn đề về mắt như cận thị, loạn thị,…
Công nghệ bảo mật bằng giọng nói
Thuật ngữ “Bảo mật giọng nói” là công nghệ bảo mật sinh trắc học sử dụng giọng nói vốn được sử dụng rộng rãi trên điện thoại di động hay các thiết bị số khác.
Công nghệ nhận dạng bằng giọng nói cho phép thiết bị có chức năng nhận diện hiểu chính xác được từ ngữ mà người sử dụng phát âm, phiên dịch và chuyển thành mệnh lệnh cho hệ thống máy thực hiện.
Đây là công nghệ được áp dụng cho nhiều ứng dụng như Tìm kiếm bằng giọng nói, Điều khiển bằng giọng nói... vốn thịnh hành trên điện thoại thông minh ngày nay.
Xem thêm: Tìm hiểu các chuẩn sạc nhanh có trên smartphone
Theo nguoiduatin.vn
Danh mục
Sản phẩm mới
XEM TẤT CẢ
So sánh iPhone 14 Pro và 14 Plus: Lựa chọn nào phù hợp với bạn?

Chiêm ngưỡng trọn bộ 09 màu iPhone 14 ấn tượng

Samsung chính thức ra mắt thế hệ đồng hồ thông minh mới - Galaxy Watch 5 series

Bản beta mới nhất của Xcode 14 chứng thực màn hình luôn hiển thị trên iPhone 14 Pro
Thủ thuật - Ứng dụng
XEM TẤT CẢ
Trải Nghiệm RCS – Chuẩn Nhắn Tin Mới Của Android Và Cách Kích Hoạt Dễ Dàng

Apple Watch – Trợ Thủ Đắc Lực Giúp iPhone Trở Nên Hoàn Hảo Hơn

Sạc iPhone Nhanh Chuẩn Với MagSafe: Tối Ưu Hiệu Suất, Bảo Vệ Thiết Bị

Cách Tùy Chỉnh Ứng Dụng Mail Trên iOS 18.2 Để Trở Về Giao Diện Cũ

Có Nên Bật Chế Độ Tiết Kiệm Pin Trên iPhone? Giải Đáp Đầy Đủ & Chính Xác