Top 7 tính năng hứa hẹn sẽ trở nên phổ biến trên smartphone của năm 2021
Năm 2020 sắp kết thúc với rất nhiều công nghệ mới được tích hợp trên smartphone. Tuy nhiên, đa số chỉ đang tập trung ở phân khúc cao cấp. Sau đây là top 7 tính năng hứa hẹn sẽ trở nên phổ biến trên smartphone của năm 2021.
Năm 2020 sắp kết thúc với rất nhiều công nghệ mới được tích hợp trên smartphone. Tuy nhiên, đa số chỉ đang tập trung ở phân khúc cao cấp. Sau đây là top 7 tính năng hứa hẹn sẽ trở nên phổ biến trên smartphone của năm 2021.
Samsung Galaxy S21 Series sẽ là những mẫu flagship đầu tiên của năm 2021
Màn hình có tần số quét cao
ASUS ROG Phone 3 với màn hình có tần số quét lên đến 144Hz
Thật khó để các nhà sản xuất có thể mạnh dạn “rời bỏ” màn hình 60Hz trên những mẫu smartphone giá rẻ của mình. Tuy nhiên, chúng ta có quyền hi vọng tất cả thiết bị di động cao cấp, cận cao cấp hay thậm chí tầm trung sẽ đưa người dùng gần hơn với tấm nền có tốc độ làm mới cao hơn, ít nhất ở tần số quét 90Hz.
Cơ sở là trong năm 2020 đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số màn hình hình có tốc độ làm mới cao, không chỉ dừng lại ở 90Hz, mà còn xuất hiện 120Hz hay thậm chí 144Hz. Một màn hình có tốc độ làm mới càng cao thì càng tạo ra nhiều sự khác biệt ở trải nghiệm sử dụng. Những tấm nền này có khả năng thể hiện chuyển động cực kỳ ấn tượng, cho bạn trải nghiệm sử dụng mượt mà, không độ trễ, “tạm biệt” hiện tượng giật khung hình.
Ngoài mức giá, vấn đề về pin cũng là một hạn chế lớn ở công nghệ màn hình có tần số quét cao. Hi vọng các nhà sản xuất trong năm tới sẽ tối ưu năng lượng hợp lý, đưa tính năng này phổ cập đến đông đảo người dùng trên toàn thế giới.
Sạc không dây
sạc không dây sẽ trở nên phổ biến trong năm tới
Với việc thế giới đang hướng đến một hệ sinh thái hoàn toàn không dây thì gần như chắc chắn, hầu hết điện thoại thông minh được ra mắt sắp tới đều được cung cấp công nghệ sạc không dây, bao gồm một số thiết bị giá rẻ.
Những năm trước, rào cản duy nhất khiến sạc không dây không hấp dẫn được nhiều người dùng là ở tốc độ sạc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, vấn đề này đã được các nhà sản xuất giải quyết, kể cả Apple với MagSafe cung cấp điện năng lên đến 15W. Còn lại, nó thực sự tiện lợi hơn kết nối có dây rất nhiều, bạn chỉ cần đặt điện thoại xuống đế sạc là có thể yên tâm đi ngủ sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Sạc ngược không dây
sạc ngược không dây sẽ là cứu cánh của bạn trong một số trường hợp
Có thể với nhiều bạn, tính năng này không thực sự cần thiết. Nhưng sạc ngược không dây vẫn nên được mở rộng ở thế giới smartphone của năm 2021, đặc biệt là dòng flagship iPhone của Apple. Thử nghĩ đến trường hợp, chiếc đồng hồ thông minh hay tai nghe của bạn hết pin ngay lúc bạn cần nó nhất và xung quanh không hề có cáp sạc hay đế sạc. Lúc này, công nghệ sạc ngược không dây sẽ là cứu cánh kịp thời, giúp cung cấp một phần năng lượng cho bạn tiếp tục sử dụng.
Hỗ trợ cập nhật phần mềm lâu dài và kịp thời
các thiết bị iPhone và Pixel luôn được hỗ trợ cập nhật lâu dài
Hai nhà sản xuất đang làm rất tốt điều này là Apple và Google. Những người dùng iPhone, Pixel không những luôn nhận được những bản cập nhật nhanh chóng, kịp thời mà còn có vòng đời vô cùng ấn tượng. Không cần kể đến nền tảng đóng như Apple, những người dùng Samsung, OPPO, Xiaomi hay Oneplus,... chắc hẳn đã phải ghen tị với Pixel của Google trong nhiều năm. Tất cả họ phải chờ hàng tháng để có thể trải nghiệm những tính năng mới.
Trên thực tế, các nhà sản xuất Android ngoài Google hoàn toàn có thể khắc phục được điều này. Chúng ta cùng mong chờ một thế giới mà mọi điện thoại Android sẽ nhận được bản cập nhật chỉ sau vài ngày trong năm 2021 nhé!
Cải thiện chất lượng bàn phím mặc định
Gboard hứa hẹn sẽ thay thế mọi bàn phím Android khác
Các nhà sản xuất Android ngoài Google khi nhận được bản cập nhật hệ điều hành mới luôn tùy biến lại để tạo một chất riêng cho những sản phẩm của họ, kể cả bàn phím. Nhưng thực tế, chúng lại mang đến một trải nghiệm sử dụng khá tệ khi đặt cạnh Gboard của Google. Thao tác vuốt không đặc biệt chính xác, tính năng chỉnh sửa văn bản và tự động hoàn thành rất tệ, một vài chi tiết có bố cục khá khó hiểu. Vì vậy, hi vọng các nhà sản xuất này có thể kịp thời cải thiện hoặc đặt Gboard làm bàn phím mặc định trên tất cả smartphone Android.
Camera trước tích hợp tính năng tự động lấy nét
màn hình đục lỗ gây khó khăn cho việc trang bị công nghệ lấy nét tự động
Khi nhìn lại sự phát triển của camera trên điện thoại trong năm 2020, chúng ta vô tình nhận ra một sự thật, dường như nhiều nhà sản xuất đã lãng quên tính năng lấy nét tự động của camera trước. Có nhiều lý do để giải thích cho việc này mà nổi bật là sự hạn chế về kích thước đặt cảm biến và ống kính, giúp cải thiện điểm khuyết màn hình.
Một ống kính được trang bị khả năng lấy nét tự động sẽ đảm bảo mọi thứ sẽ được kiểm soát cho dù bạn đang cầm thiết bị ở khoảng cách nào. Vì vậy, mọi smartphone trong năm 2021 nên được tiêu chuẩn hóa việc lấy nét tự động ở cả camera trước.
Tích hợp đầy đủ tiêu chuẩn âm thanh Bluetooth hiện có
công nghệ AptX HD mang lại cho bạn trải nghiệm âm thanh không dây khác biệt
Như đã nói ở trên, thế giới đang hướng đến một hệ sinh thái hoàn toàn không dây, đặc biệt âm thanh không dây phải được chú trọng hơn cả. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải trang bị cho các thiết bị của hãng những tiêu chuẩn Bluetooth mới mà điển hình là công nghệ AptX HD.
AptX HD được Qualcomm giới thiệu vào đầu năm 2016 với tuyên bố “Nghe nhạc với chất lượng tốt hơn cả CD” cho phép bạn truyền tải mọi thông tin gốc từ CD thông qua Bluetooth. Mặc dù âm thanh vẫn được nén để giảm thiểu tối đa độ trễ nhưng AptX HD vẫn mang lại trải nghiệm âm thanh không dây vượt trội và đã được tích hợp trên một số smartphone hiện nay.
Thật khó để tất cả những tính năng này sẽ được các nhà sản xuất đưa lên smartphone ngay trong năm 2021. Bạn mong chờ công nghệ nào sẽ xuất hiện trong thời gian sắp tới?
Theo dõi trang tin tức của HnamMobile để nhận được những tin tức, thủ thuật, đánh giá tư vấn mới nhất về công nghệ. Đăng ký Kênh Hchannel để nhận được nhiều video hay về công nghệ.
HnamMobile
(theo digitaltrends)