Khóc, cười quanh 'cơn lốc' iPhone
Mối rạn nứt giữa AT&T và "Quả táo" đang rõ dần khi Apple giới thiệu thêm MMS và Internet Tethering, hai tính năng sử dụng mạng viễn thông mà AT&T "bỏ quên.
Sự phát triển của iPhone ít nhiều ảnh hưởng tới ngành công nghiệp điện thoại di động, có hãng nhờ iPhone mà "phất", nhưng không hẳn ai dính vào "cơn lốc" này cũng thỏa mãn.
iPhone tạo nên việc làm cho nhiều lĩnh vực liên quan. Ảnh: Tomsguide. |
Trong "cơn lốc" này, các nhà sản xuất phụ kiện là gặt hái được nhiều thành công nhất. Một ví dụ là TomTom International, nhà sản xuất thiết bị GPS, một trong những hãng đầu tiên "khai thác" giao diện mới của iPhone. Hãng này đã sản xuất thành công thiết bị GPS gắn trên xe hơi cho iPhone 3G với các tính năng chỉ dẫn bằng giọng nói (clear voice instructions), nhận cuộc gọi rảnh tay (hands-free calling), và cùng lúc có thể sạc.
Các hãng sản xuất phần mềm lại tranh thủ khai thác khả năng mở của iPhone mà kinh doanh ứng dụng. Bản thân Apple cũng duy trì tỉ lệ phân chia lợi nhuận 70/30 béo bở cho các công ty phát triển ứng dụng, có nghĩa là, mỗi phần mềm được bán ra, Apple sẽ chỉ nhận 30% doanh thu.
AT&T duy trì mối quan hệ với Apple từ lâu mà gần đây thấy không thấy Apple đả động tới việc gia hạn hợp đồng. Ảnh: Tomsguide. |
Apple và AT&T đã duy trì mối quan hệ làm ăn suốt từ năm 2007, khi iPhone ra mắt, nhưng gần đây, mối quan hệ này đang có dấu hiệu căng thẳng và rạn nứt. Theo thông tin trên Wall Street Journal, tháng 4 vừa qua, AT&T đề xuất gia hạn hợp đồng với Apple trước thời điểm hết hạn vào 2010, nhưng hãng này vẫn giữ im lặng và cho tới giờ chưa có câu trả lời chính thức.
Rạn nứt càng rõ hơn khi tại WWDC 2009, Apple đưa ra hai tính năng mới cho iPhone là MMS (nhắn tin hình ảnh và video) và Internet tethering (cho phép iPhone làm việc như một thiết bị thu phát sóng Wi-Fi cho laptop) nhưng những tính năng này lại không được AT&T khai thác mặc dù các nhà mạng khác đã hỗ trợ từ lâu.
Doanh nhân không phải là đối tượng iPhone hướng tới. Việc truy nhập dữ liệu với các ứng dụng văn phòng như Microsoft Word, Excel, PowerPoint, và Adobe Acrobat vốn quen thuộc với doanh nhân thì iPhone lại không hỗ trợ. Bên cạnh đó, khả năng truy cập e-mail "online" cũng không được trang bị trên phiên bản iPhone mới nhất.
Những cải tiến về phần cứng trong phiên bản 3GS hỗ trợ game di động tối đa. Bốn trong số 10 ứng dụng miễn phí cho iPhone và 7 trong số 10 phần mềm thương mại lại là các trò chơi. Điều này, ít nhiều ảnh hướng tới việc kinh doanh Sony PSP và Nintendo DS. Theo CEO của Nintendo, mặc dù tính năng của iPhone và Nintendo không giống nhau nhưng cũng không phải là không có điểm chung. Trong tương lai, sự khác biệt này có thể bị xóa nhòa.
Nguyễn Nguyên (theo Tomsguide)