Mổ bụng Galaxy S7 xem tản nhiệt bằng chất lỏng

3 năm trước 1.674 views Nguyễn Thái Bình

Như vậy là chỉ sau 1 ngày ra mắt, Samsung Galaxy S7 đã được một trang web của Nga đưa lên “bàn mổ” trước cả chuyên trang iFixit. Và có 2 điểm cần lưu ý nhất khi mổ bụng chiếc flagship mới nhất của Samsung, đó chính là khả năng chống nước và tản nhiệt bằng chất lỏng.


Sẵn sàng lên bàn mổ.
 1

Sẵn sàng lên bàn mổ.

Samsung đã giới thiệu Galaxy S7 có khả năng chống nước, chính vì vậy mà phần lưng máy được dán keo rất chặt và khiến cho việc mổ bụng chiếc smartphone này cũng khá khó khăn. Tuy nhiên Galaxy S7 lại không hề có gioăng cao su mà chỉ có duy nhất một lớp keo để dán phần lưng kính với khung kim loại.


Bắt đầu cậy phần lưng.
 2

Bắt đầu cậy phần lưng.

Mặc dù lớp keo này được dán rất chắc và giúp chiếc Galaxy S7 chống nước, tuy nhiên nếu ở nhiệt độ cao, có thể khả năng chống nước của máy sẽ bị giảm sút do lớp keo này bị chảy ra. Chúng ta sẽ sớm được kiểm nghiệm thực tế bằng những thử nghiệm độ bền sau này với Galaxy S7.


Có thể thấy lớp keo được dùng để dán phần lưng kính với máy.
 3

Có thể thấy lớp keo được dùng để dán phần lưng kính với máy.


Sau khi mở lưng máy chúng ta sẽ chưa thể thấy ngay bảng mạch và các linh kiện bên trong, mà thay vào đó là các lớp bảo vệ phía trên.
 4

Sau khi mở lưng máy chúng ta sẽ chưa thể thấy ngay bảng mạch và các linh kiện bên trong, mà thay vào đó là các lớp bảo vệ phía trên.

Điểm đáng chú ý tiếp theo chính là tản nhiệt bằng chất lỏng. Galaxy S7 có một ống dẫn chất lỏng bằng đồng với độ dày 0,4mm, thiết kế này khá giống với bộ tản nhiệt bên trong Lumia 950 hay Xperia Z5.

Dòng chất lỏng sẽ được dẫn đến bộ vi xử lý để làm mát, sau đó tiếp tục được dẫn đến các bộ phận khác để tỏa nhiệt. Cơ chế của chất lỏng làm mát này là bốc hơi khi nóng và hóa lỏng trở lại sau khi đã tỏa hết nhiệt. Nó tạo ra một vòng tuần hoàn khép kín và giúp cho bộ vi xử lý của máy luôn ở nhiệt độ lý tưởng nhất.


Sau khi tháo các tấm bảo vệ này chúng ta có thể thấy bảng mạch và các linh kiện bên dưới.
 5

Sau khi tháo các tấm bảo vệ này chúng ta có thể thấy bảng mạch và các linh kiện bên dưới.


Sau khi tháo bo mạch chúng ta có thể thấy được ống đồng chứa chất lỏng tản nhiệt ở cạnh trái của máy, ngay cạnh viên pin.
 6

Sau khi tháo bo mạch chúng ta có thể thấy được ống đồng chứa chất lỏng tản nhiệt ở cạnh trái của máy, ngay cạnh viên pin.


Cận cảnh viên pin của Galaxy S7 và ống tản nhiệt.
 7

Cận cảnh viên pin của Galaxy S7 và ống tản nhiệt.


Chiếc tem nhỏ này sẽ chuyển màu đỏ nếu nó bị nước thấm vào, giúp các nhà sản xuất biết được tình trạng của máy đã từng bị nước tràn vào bên trong hay chưa.
 8

Chiếc tem nhỏ này sẽ chuyển màu đỏ nếu nó bị nước thấm vào, giúp các nhà sản xuất biết được tình trạng của máy đã từng bị nước tràn vào bên trong hay chưa.


Loa ngoài của máy được bảo vệ bởi lớp đệm cao su và một tấm lưới mỏng.
 9

Loa ngoài của máy được bảo vệ bởi lớp đệm cao su và một tấm lưới mỏng.


Loa của Galaxy S7 bên phải, so sánh với loa của iPhone bên trái.
 10

Loa của Galaxy S7 bên phải, so sánh với loa của iPhone bên trái.


Nút HOME.
 11

Nút HOME.


Bên phải là bảng mạch của Galaxy S7, còn bên trái là của Galaxy S5 Active - một chiếc smartphone cũng có khả năng chống nước của Samsung.
 12

Bên phải là bảng mạch của Galaxy S7, còn bên trái là của Galaxy S5 Active - một chiếc smartphone cũng có khả năng chống nước của Samsung.


Đây là toàn bộ các linh kiện của máy sau khi đã phẫu thuật xong.
 13

Đây là toàn bộ các linh kiện của máy sau khi đã "phẫu thuật" xong.

Tham khảo: hi-tech.mail

Bạn còn thắc mắc điều chi, hãy đặt câu hỏi và HnamMobile sẽ trả lời ngay. ĐẶT CÂU HỎI
Họ tên
Số điện thoại
Email
Nhập bình luận
Nhận tin tức mới nhất
Nhận tin tức mới nhất

THU GỌN

ÁP DỤNG

hotline Mua hàng - Khiếu nại 19002012 Hotline Bảo hành / Phần mềm 19006979 Message Chat ngay với nhân viên Facebook Fanpage HnamMobile
Chat với chúng tôi