Tìm hiểu các chuẩn Wifi thông dụng hiện nay
Bạn muốn tìm hiểu về các chuẩn Wifi thông dụng hiện nay? Vậy chuẩn wifi là gì? Nó có chức năng như thế nào trong các thiết bị công nghệ hiện nay. Hãy cùng Hnam tìm hiểu nhé!
Bạn muốn tìm hiểu về các chuẩn Wifi thông dụng hiện nay? Vậy chuẩn wifi là gì? Nó có chức năng như thế nào trong các thiết bị công nghệ hiện nay. Hãy cùng Hnam tìm hiểu nhé!
Xem thêm: Cách phát Wifi Hotspot trên một số mẫu smartphone
Chuẩn wifi là gì?
Chuẩn wifi là được một tổ chức công nghệ IEEE lập nên nó được viết tắt (Institute of Electrical and Electronics Engineers).
Qua đó, chuẩn wifi dùng để thống nhất một chuẩn chung cho nhiều giao thức kỹ thuật khác nhau và dùng để phân loại chúng. Hiện nay có 4 chuẩn WiFi thông dụng là 802.11a/b/g/n.
Các chuẩn WiFi hiện nay được thông dụng
1. Chuẩn 802.11
Chuẩn wiffi 802.11 được tổ chức IEEE giới thiệu đầu tiên vào năm 1997.
Ưu điểm của chuẩn 802.11 là hỗ trợ cho băng thông tối đa là 2Mbps. Và sử dụng tần số vô tuyến với 2.4 GHz.
Nhược điểm: băng thông quá thấp tối đa chỉ 2Mbps vì thế còn khó khăn trong việc truyền tải dữ liệu, tải dữ liệu chậm.
2. Chuẩn 802.11b
Tháng 7/1999, tổ chức IEEE cho ra đời một chuẩn wifi 802.11b.
Đặc điểm của chuẩn wifi 802.11b: băng thông tối đa 11Mbps gấp 5 lần so với chuẩn 802.11. Dùng tần số vô tuyến là 2.4 GHz.
Ưu điểm: thích hợp cho các mạng gia đình, có giá thành rẻ, tín hiệu tương đối tốt.
Nhược điểm: tốc độ băng thông vẫn còn rất thấp so với các thế hệ sau nên dễ xảy ra hiện tượng nhiễu sóng.
3. Chuẩn 802.11a
Chuẩn 802.11a không được sử dụng rộng rãi do giá thành cao. Chỉ thích hợp cho các mô hình mạng doanh nghiệp.
Đặc điểm: Chuẩn 802.11a được hỗ trợ băng thông tối đa lên đến 54 Mbps và dùng tần số vô tuyến là 5GHz.
Ưu điểm: với tần số 5GHz cao nên mạng tránh được tình trạng nhiễu từ các thiết bị khác, cho tốc độ cao.
Nhược điểm: giá thành cao, phạm vi hoạt động của chuẩn wifi hẹp.
4. Chuẩn 802.11g
Chuẩn 802.11g được tổ chức IEEE ra mắt vào khoảng năm 2002-2003.
Đặc điểm: chuẩn này được hỗ trợ băng thông tối đa là 54Mbps và sử dụng tần số 2.4GHz.
Ưu điểm: cho tốc độ cao, hoạt động lớn và tốt hơn và ít bị che khuất.
Nhược điểm: có giá thành cao, điểm đặc biệt là các thiết bị sử dụng chuẩn này có thể bị nhiễu từ các thiết bị sử dụng cùng tần số 2.4GHz.
5. Chuẩn 802.11n
Chuẩn 802.11n được ra đời vào khoảng năm 2009, chuẩn này nhận được hỗ trợ từ các tín hiệu không dây và angten (Công nghệ MIMO).
Đặc điểm: được hỗ trợ băng thông tối đa là 100Mbps và hoạt động trên 2 dải tần 2.4GHz và 5GHz. Đặc biệt chuẩn này có khả năng tương thích với các thiết bị sử dụng chuẩn 802.11g.
Ưu điểm: chuẩn 802.11n cho tốc độ nhanh, phạm vi hoạt động tín hiệu tốt, có khả năng chống nhiễu tốt.
Nhược điểm: giá thành cao
6. Chuẩn 802.11ac
Chuẩn 802.11ac được mở rộng nâng cấp lên từ chuẩn 802.11n để cho người dùng trải nghiệm tốt hơn.
Chuẩn wiffi 802.11ac được hỗ trợ băng thông tối thiểu là 1Gbps. Ngoài ra với 1 liên kết lẻ tối thiểu là: 500Mbps. Đồng thời hoạt động ở tần số 5GHz
Ứng dụng công nghệ MIMO (lên đến 8 luồng dữ liệu). Ngoài ra, chuẩn này còn có thể sử dụng được cho các kênh có băng thông rộng RF (160MHz, 80Mhz).
7. Chuẩn 802.11ad
Chuẩn wiffi 802.11ad được hỗ trợ băng thông lên đến 70Gbps và hoạt động ở dải tần 60GHz.
Hiện nay ở nước ta chuẩn wiffi được sử dụng phổ biến nhất là 802.11g và 802.11n. Trong đó chuẩn 802.11n được sử dụng nhiều hơn nhờ vào hoạt động ở 2 dải tần 2.4GHz và 5GHz.
Tại Việt Nam hiện đã có một số thiết bị mới sử dụng các chuẩn 802.11ac hay thậm chí là 802.11ad. Tuy nhiên chưa được nhiều và phổ biến như hai chuẩn 802.11g và 802.11n.
Xem thêm: Các chuẩn kết nối mạng di động trên smartphone hiện nay
Theo digistar.vn