Vì sao Apple kiên quyết chống lại lệnh hỗ trợ FBI của Tòa án Mỹ?

3 năm trước 953 views Nguyễn Thái Bình

Tim Cook đã từ chối yêu cầu của chính phủ Mỹ và Silicon Valley đứng về phía ông.

Từ Google tới Facebook, những tên tuổi lớn nhất trong ngành công nghệ đều ủng hộ CEO Apple khi ông này tuyên bố không thực hiện lệnh của tòa án yêu cầu Apple mở khóa iPhone của tên tội phạm xả súng trong một vụ tấn công khủng bố. Cook cho rằng yêu cầu của toàn án là một động thái chưa từng có tiền lệ có thể đe dọa tới sự an toàn của khách hàng Apple và kêu gọi một cuộc tranh luận công cộng.

Căng thẳng leo thang từ cuối năm 2014 khi FBI không thể truy cập vào các thiết bị di động của Apple bởi hãng này đã tăng cường mã hóa. Apple buộc phải chọn lựa giữa việc giúp đỡ chính phủ chống tội phạm và bảo vệ sự riêng tư của khách hàng. Quyết định của Apple trong trường hợp này có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường công nghệ và tạo tiền lệ xấu. Sau Mỹ, có thể Trung Quốc và các quốc gia khác sẽ nối tiếp nhau yêu cầu Apple cấp quyền truy cập vào các thông tin đã được mã hóa của người dùng.

Google, Facebook, Microsoft và Twitter ngay lập tức đã thành lập một nhóm có tên Reform Government Surveillance nhằm đấu tranh, thay đổi các chính sách yêu cầu dữ liệu của chính phủ. Nhóm này vừa ban hành một tuyên bố rằng chính phủ nên ngừng yêu cầu họ xây dựng cửa sau trong công nghệ của họ dù việc chống khủng bố và tội phạm là cực kỳ quan trọng.

Không có cửa sau

"Đây là một lựa chọn khó khăn và chẳng ai dám phản đối yêu cầu của chính phủ vì họ yêu cầu dữ liệu về một tên tội phạm khủng bố chứ không phải một kẻ tình nghi", Jan Dawson, một nhà phân tích độc lập chia sẻ.

Cook đã tuyên bố lập trường của mình sau khi Cục Điều tra Liên bang (FBI) kiếm được trát của tòa yêu cầu Apple giúp các nhân viên điều tra mở khóa chiếc iPhone được sử dụng bởi Syed Rizwan Farook, một trong những tên tội phạm trong vụ xả súng tàn khốc diễn ra vào ngày 2/12 tại San Bernardino, California.

CEO Google, Sundar Pichai, đã đứng về phía Cook và cho rằng yêu cầu của chính phủ có thể tạo ra một tiền lệ đáng lo ngại. Đồng sáng lập WhatsApp, Jan Koum, cũng có suy nghĩ tương tự.

Apple nhiều lần nhận được yêu cầu mở "cửa hậu" trên thiết bị của hãng. Ảnh minh họa.

Nếu có các lệnh hợp pháp, Google sẽ cấp quyền truy cập vào dữ liệu cho các nhà thực thi pháp luật nhưng khi một công ty được yêu cầu hack vào thiết bị và dữ liệu của khách hàng thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác, Pichai chia sẻ. "Tôi mong sẽ có một cuộc thảo luận chu đáo, cởi mở về vấn đề cực kỳ quan trọng này".

Cần sự vào cuộc của Quốc hội

Cuối cùng, vấn đề này cần sự quyết định bởi Quốc hội, Robert Cattanach, luật sư tại hãng Dorsey & Whitney, người có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tố tụng bao gồm cả an ninh mạng, cho biết.

"Đây là một chức năng lập pháp cổ điển, tòa án không thể cân nhắc các chính sách trong diễn đàn của một xã hội dân chủ. Chống khủng bố quan trọng hay bảo vệ sự riêng tư của người dân quan trọng hơn"?, Cattanach nói. "Ngành công nghiệp công nghệ cao xem vấn đề này là đỉnh của một tảng băng trôi".

Khác với ô tô và tài chính, từ trước tới nay công nghệ hiếm khi tìm kiếm tiếng nói chung với Washington. Ví dụ, Apple dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs thường đứng ngoài các vấn đề lớn của quốc gia.

Điều đó đã thay đổi trong vài năm qua dưới thời Tim Cook. Cook đã đẩy mạnh sự hiện diện của công ty tại Washington bằng danh tiếng của hãng và mở rộng dòng sản phẩm khiến chính phủ chú ý nhiều hơn. Khi Tổng thống Barack Obama tới thăm Silicon Valley năm ngoái để tham dự một hội nghị thượng đỉnh về an ninh mạng, Cook đã vận động Obama ủng hộ sự riêng tư của người dân.

Rất ít sự đồng thuận

"Chúng tôi tin rằng FBI có ý tốt nhưng rất sai lầm nếu chính phủ buộc chúng tôi xây dựng một cửa sau trên các sản phẩm của chúng tôi", Cook chia sẻ trong bức thư được đăng trên trang web của công ty. "Cuối cùng, chúng tôi lo ngại rằng yêu cầu này có thể làm suy yếu quyền tự do và dân chủ mà chính phủ của chúng ta đang cố gắng bảo vệ".

Trước khi Apple chính thức từ chối yêu cầu của tòa án, các nhóm công nghệ tại Washington đã lên tiếng ủng hộ chính sách bảo mật thông tin người dùng.

"Đây là một vấn đề lớn có liên quan tới tất cả chúng ta", Joseph Lorenzo, giám đốc kỹ thuật Trung tâm Dân chủ và Công nghệ ở Washington, chia sẻ. "Nó không chỉ khiến phần còn lại của ngành công nghệ bị chia rẽ mà còn khiến mọi công ty công nghệ phải thốt lên rằng: "Ôi trời, chúng tôi có thể bị chính phủ Mỹ ép cập nhật một phần mềm độc hại, cập nhật một phần mềm mà về cơ bản có chứa một công cụ giám sát"".

Silicon Valley đứng về phía Apple

Những người ủng hộ Apple cầm trên tay những chiếc iPhone dán dòng chữ: Tôi không đồng ý việc tìm kiếm thiết bị này.

Tuyên bố của Cook đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các công ty ở Silicon Valley.

"Silicon Valley đứng về phía Apple", Bret Taylor, đồng sáng lập Quip và cựu giám đốc công nghệ của Facebook, đồng tác giả của Google Maps, chia sẻ trên Twitter. Steven Sinofsky, cựu giám đốc cao cấp của Microsoft, cũng kêu gọi các công ty công nghệ khác lên tiếng ủng hộ Apple.

"Bức thư mà Tim đăng tải hôm nay có giai điệu giống như lời kêu gọi của Paul Revere", Garrett Johnson, đồng sáng lập Lincoln Initiative, một nhóm hoạt động bảo thủ ở Silicon Valley, chia sẻ.

Tham khảo Bloomberg

Bạn còn thắc mắc điều chi, hãy đặt câu hỏi và HnamMobile sẽ trả lời ngay. ĐẶT CÂU HỎI
Họ tên
Số điện thoại
Email
Nhập bình luận
Nhận tin tức mới nhất
Nhận tin tức mới nhất

THU GỌN

ÁP DỤNG

hotline Mua hàng - Khiếu nại 19002012 Hotline Bảo hành / Phần mềm 19006979 Message Chat ngay với nhân viên Facebook Fanpage HnamMobile
Chat với chúng tôi